Nguyên Nhân Gây Ra Bão Là Gì? Và Sức Ảnh Hưởng Của Nó Thế Nào?
Nguyên Nhân Gây Ra Bão Là Gì? Và Sức Ảnh Hưởng Của Nó Thế Nào? Ngày nay những cơn bão đang phát triển rất nguy hiểm. Vậy Nguyên Nhân Gây Ra Bão Nó Là GÌ?
1. Khái Niệm Bão Là Gì?
Bão là trạng thái tác động của khí quyển và là một loại thời tiết cực đoan diễn ra.
Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng và ẩm với dòng chảy rất mạnh xung quanh bề mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm của bão. Vùng gió xoáy thuận này có đường kính hàng trăm km và hình thành trên vùng biển nhiệt đới ở bắc bán cầu của trái đất.
2. Cấu Trúc Của Bão:
Trong cơn bão nhiệt đới sẽ có 3 bộ phận chính đó là mắt bão, thành mắt bão và dải mây mưa bên ngoài của cơn bão.
Mắt Bão:
Mắt bão hay còn gọi là tâm cơn bão là một khu vực có hình ống tròn với đường kính từ 30 – 65 km và đôi khi có thể lên tới vài trăm km. Do đây là nơi có áp suất thấp nên nó sẽ hút không khí ở xung quanh. Áp suất càng thấp thì tốc độ dòng khí bị hút vào càng nhanh và gió sẽ càng mạnh. Vì vậy gió mạnh cũng đồng nghĩa với lực ly tâm lớn và dẫn tới việc không khí bên ngoài càng khó lọt vào mắt bão. Ở đây cũng là nơi yên bình nhất trong cơn bão.
Thành Mắt Bão:
Thành mắt bão nó lại trái ngược với mắt mắt, nó là vùng mây nằm sát mắt bão. Đây là nơi tập hợp các trạng thái thời tiết thiên nhiên cực đoan nhất của một cơn bão. Các dòng khí với độ ẩm lớn đổ về thành mắt bão và di chuyển lên theo đường thẳng khiến cho khu vực này có xoáy gió lớn nhất, độ ẩm cao nhất, mưa to và nhiều mây trong một cơn bão.
Dải Mây Mưa Bên Ngoài:
Dải mây mưa nằm bên ngoài cơn bão là vùng mây có hình xoắn ốc di chuyển dần dần vào trung tâm của cơn bão. Loại mây này chứa những cơn dông dày đặc rộng từ vài km đến vài chục km và dài khoảng 80 – 500 km.
3. Nguyên Nhân Gây Ra Bão Và Sự Hình Thành Của Nó:
Nguyên Nhân Gây Ra Bão Là:
Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển, sông, ao hồ sẽ làm bay hơi nước. Lượng hơi nước bay vào bầu trời tích tụ lại tạo ra một lớp không khí ẩm ở phía trên mặt biển. Ở những nơi có áp suất thấp, từ các nơi có nước thì hơi nước bay nhanh hơn và cao hơn tạo thành một cột khí ẩm. Càng lên cao thì nhiệt độ càng lạnh dần khi đó cột khí ẩm sẽ ngưng tụ lại. Quá trình này tỏa khá nhiều nhiệt do đó nó sẽ làm nóng các khu vực không khí xung quanh nó. Không khí ở dưới mặt đất càng nóng thì cột khí ẩm lại càng bay cao hơn dẫn tới việc khí ẩm bị hút vào càng nhiều. Trong khi bị hút vào những luồng không khí ẩm bị tác động bởi lực quán tính sinh ra khi mọi vật chuyển động trong Trái Đất. Lực này tác động khiến cho dòng khí xoáy tròn tạo thành hoàn lưu. Khi tốc độ hoàn lưu lớn hơn 17 m/s, chúng sẽ tạo thành bão.
Khi mà luồng không khí bay lên và định hình trên tầng cao sẽ tạo thành một vùng áp cao phía trên các đám mây. Vùng áp cao này sẽ đẩy không khí ra khỏi khu vực trung tâm. Cùng một lúc đó phần nhỏ của khối khí sẽ đọng lại, làm tăng trọng lượng không khí ở trung tâm lên đến mức chúng thắng được dòng khí bay lên và bắt đầu chìm xuống, tạo ra vùng trời trong, không mây, không mưa. Và đây chính là quá trình mắt bão hình thành.
Điều Kiện Của Sự Hình Thành Của Bão:
Để hình thành và tạo nên một cơn bão nhiệt đới tại một khu vực, ở đó phải có tất cả 6 điều kiện dưới:
– Nhiệt độ ở mặt nước biển xuống độ sâu 50 m ít nhất phải có nhiệt độ từ 26,5 độ C.
– Bầu khí quyển không ổn định hay bị nhiễu động khí quyển.
– Tầng đối lưu phải có độ ẩm cao.
– Lực quán tính sinh ra khi mọi vật chuyển động trong Trái Đất đủ lớn để duy trì trung tâm áp suất thấp.
– Thay đổi tốc độ hoặc hướng gió bất ngờ và liên tục.
– Bề của mặt nước bị xáo trộn với lực xoáy đủ mạnh.
Và đó là những gì mà Hỏi Đáp Là Gì đã tìm hiểu cho bạn biết sâu rộng hơn về Nguyên Nhân Gây Ra Bão. Thấy hay thì hãy cho chúng tôi một chia sẻ để cho mọi người biết nhiều hơn về nó nhé