Ý nghĩa tết trung thu, nguồn gốc và phong tục là gì?
Năm nào mọi người cũng đi chơi trung thu, ăn bánh trung thu, và rước đèn hay phá cỗ cùng các em nhỏ nhưng không ít người biết được nguồn gốc, phong tục cũng như ý nghĩa tết trung thu là gì? Cùng đọc bài viết dưới đây để có nhiều hiểu biết thêm về tết trung thu nhé!
Ý nghĩa tết trung thu là gì?
Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu.
Tết trung thu
Tết trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng tám hàng năm. tết trung thu hay còn được mọi người gọi là tết thiếu nhi, tết hoa đăng, tết trông trăng. Vào ngày này, người lớn thường làm cỗ cúng bái gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng trăng, trẻ em thì tung tăng đi rước đèn, hát các bài hát về trung thu, đi xem múa lân, đi phá cỗ.
Tết trung thu được tổ chức tại một số quốc gia ở Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan,Triều Tiên, Nhật Bản, ngày này Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên cho nghỉ lễ vào ngày lễ này.
Xem thêm: Tổ chức trung thu tại Hà Nội.
Nguồn gốc tết trung thu là gì?
Cho đến bây giờ, vẫn chưa biết chính xác được tết trung thu có nguồn gốc từ đâu, tiếp thu từ văn hóa Trung Hoa hay từ văn minh lúa nước của Việt Nam. Có ba truyền thuyết được người đời biết đến và truyền miệng để nói về trung thu là Hằng Nga và Hậu Nghệ, sự tích chú Cuội cung trăng, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng thưởng cảnh.
Người Trung Hoa cho rằng tết trung thu có nguồn gốc từ thời Xuân – Thu. Bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của dân cư đồng bằng sông Hồng của nước tavà đồng bằng Nam Trung Hoa . Đó là một lễ hội ăn mừng mùa màng bội thu, vào lúc người nông dân nghỉ ngơi xả hơi sau một mùa vụ lúa vất vả.
Tìm hiểu thêm: Thiết kế website xuất khẩu lao động
Nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu
Tục treo đèn lồng, bày cỗ do vào đúng ngày sinh nhật vua Đường Minh Nhật nên nhà vua truyền cho dân chúng cả nước, đâu đâu cũng treo đèn và bày tiệc ăn mừng nhộn nhịp, từ đó thành phong tục.
Tục rước đèn có từ truyền thuyết: vào đời vua Tống Nhân Tông, có con cá chép thành yêu, cứ đêm trăng tròn là hiện thành một cô gái đi hại người. Lúc đó, có viên quan Bao Công mới hiến kế cho người dân làm nhiều đèn hình con cá giống như hình nó mà đem ra chơi ngoài đường để cho nó sợ không dám đi hại người nữa.
Tục hát trống quân ra đời từ thời vua Quang Trung: khi ông đem quân ra Bắc, quân sĩ nhớ nhà, ông đã bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái, hát đối đáp qua lại để cho quân sĩ nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, nhớ người thân. Kèm theo đánh trống làm nhịp điệu, nên gọi là trống quân.
Tìm hiểu thêm: Địa điểm tổ chức sự kiện
Ý nghĩa tết trung thu.
Theo phong tục từ xa xưa của người Việt ta, trong tết trung thu, ông bà bố mẹ bày cỗ cho các em nhỏ để mừng trung thu, mua và làm những chiếc đèn lồng đủ màu sắc thắp bằng nến để treo trong nhà và cho trẻ con rước đèn.
Mâm cỗ trung thu có bánh trung thu, kẹo và hoa quả. Đây cũng là dịp để người lớn, các bậc cha mẹ săn sóc, thể hiện tình yêu thương của dành cho con em mình. Vì vậy, tình yêu thương gia đình lại càng gắn kết hơn.
Cũng trong dịp lễ tết này, mọi người thường mua bánh trung thu, rượu, trà để cúng bái tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ hay bạn bè,…Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến những bậc ông bà cha mẹ mình.
Hy vọng sau bài chia sẻ các bạn đã hiểu biết hơn về ý nghĩa của tết trung thu, tết trung thu không chỉ là dịp để vui chơi giải trí mà còn mang ý nghĩa của sự chăm lo, săn sóc, biết ơn, yêu thương của con cháu đối với các bậc sinh thành. Vậy tại sao bạn không tổ chức một lễ tết trung thu cho con em nhà mình, để các bé vừa được vui chơi giải trí vừa có cơ hội được giao lưu, học hỏi, hiểu thêm về ý nghĩa tết trung thu – ngày lễ tết mang đậm bản sắc văn hóa của Việt Nam.
Công ty tổ chức sự kiện Biz Event, chuyên tổ chức các chương trình thiếu nhi với nhiều kịch bản trò chơi hấp dẫn dành cho các bé. chúng tôi hân hạnh được đồng hành cùng quý khách. Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 0976.612.988.
Xem thêm về: Tổ chức trung thu cho trẻ mầm non.